Sự Tích Bánh Chưng Bánh Giày

Sau khi dẹp xong giặc Ân, đất nước được thái bình, nhân dân no ấm, vua Hùng Vương đã già tuổi cao sức yếu muốn truyền ngôi cho các con. Một hôm vua gọi tất cả các con vào triều bảo rằng: Ta gọi các con tới đây là muốn tìm một người để truyền lại ngôi báu, tới ngày lễ Tiên Vương ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu.
Bánh Chưng
Lang Liêu vốn là con trai thứ 18 của vua Hùng, vì mẹ mất sớm nên phải lủi thủi một mình làm ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. Trong lúc các anh em lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ, thì chỉ có Lang Liêu buồn tủi vì nhà nghèo không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ.

Một hôm Lang Liêu thiếp đi thì nằm mơ thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với Lang Liêu lấy những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh, một loại hình vuông và một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt, mỡ, hành.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử dâng lên biết bao những sơn hào hải vị, của ngon vật lạ. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ vua chúa mới có thể thưởng thức. Vua Hùng thử tất cả các món, nhưng đến món của Lang Liêu thì người thấy lạ cầm từng chiếc bánh lên và nghĩ một hồi, rồi chia cho các quần thần mỗi người một miếng ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói: Lang Liêu làm cái bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt, mỡ, hành là sản phẩm của Đất Trời. Lá vong bọc bên ngoài muốn nói đến sự yêu thương đùm bọc. Lang Liêu thật xứng đáng để ta truyền ngôi.

Vua Hùng đặt tên cho hai loại bánh này là bánh chưng, bánh giày. Từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giày để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.