Tiền Việt Nam và các địa danh được in trên tiền

Tiền Việt Nam có đơn vị là "đồng". Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan phát hành tiền tệ duy nhất tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tên “đồng” có nghĩa là đồng, chất liệu dùng để làm tiền xu ở Việt Nam thời phong kiến. Theo thời gian, đồng tiền Việt Nam đã trải qua một số thay đổi về thiết kế và tính năng bảo mật nhằm chống làm giả và đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội của đất nước.

* Lịch sử tiền đồng Việt Nam

Tiền kim loại thời xưa ở Việt Nam được làm bằng đồng
Từ năm 1885 đến năm 1954, Việt Nam sử dụng đồng piastre do thực dân Pháp phát hành và lưu thông tại Đông Dương
Năm 1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Minh giành độc lập khỏi Pháp, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để thay thế đồng piastre Đông Dương của Pháp, chính phủ bắt đầu in tiền giấy của riêng mình, được gọi là đồng. Tiền giấy đồng ban đầu được phát hành với các mệnh giá 1, 5 và 10 đồng.
Sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, cả hai đều được gọi là đồng. Ở miền Nam, từ năm 1953, các đồng tiền riêng biệt đã được lưu hành.
Năm 1975, miền Bắc và miền Nam Việt Nam thống nhất. Năm 1978, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập và chính phủ cũng bắt đầu nỗ lực thống nhất tiền tệ.
Kể từ đó, đồng đã trải qua nhiều thay đổi về thiết kế và vật liệu.

* Đồng Việt Nam

Mã ISO 4217: VND
Ký hiệu: đ
Ngân hàng trung ương: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tiền giấy sử dụng thường xuyên: 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10000đ, 20000đ, 50000đ, 100000đ, 200000đ, 500000đ

Tất cả các tờ tiền của Việt Nam đều in chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh (tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung, 19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, hoàng đế Bảo Đại thoái vị, ngày 2 tháng 9 năm1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau năm 1945, ông giữ các chức vụ: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946 - 1969), Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946 - 1955), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1951 - 1960), Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1951 - 1969)

1000 đồng
Một nghìn đồng
1000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Khai thác, vận chuyển gỗ bằng voi ở Tây Nguyên
Khai thác và vận chuyển gỗ bằng voi ở Tây Nguyên là hoạt động phổ biến trong thế kỷ 20. Voi có khả năng chịu tải lớn, di chuyển được qua những địa hình hiểm trở giúp con người vận chuyển những cây gỗ lớn ra khỏi rừng một cách hiệu quả.

2000 đồng
Hai nghìn đồng
2000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Nhà máy dệt Nam Định
Nhà máy dệt Nam Định từng là nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương, được người Pháp thành lập vào cuối thế kỷ 19. Sau năm 1954, nhà máy được chính phủ Việt Nam tiếp quản từ Pháp. Có thời điểm, 1/4 dân số Nam Định làm việc trong các nhà máy.

5000 đồng
Năm nghìn đồng
5000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Nhà máy thủy điện Trị An
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai vào năm 1984 với sự hỗ trợ tài chính và công nghệ của Liên Xô. Dự án có 4 tổ máy với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm là 1,7 tỷ kWh. Dự án thủy điện Trị An đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu của người dân.

10000 đồng
Mười nghìn đồng
10000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Mỏ dầu Bạch Hổ
Mỏ dầu Bạch Hổ nằm trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km, đơn vị khai thác là Liên doanh Dầu khí Việt-Nga. Mỏ dầu Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam có vai trò quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

20000 đồng
Hai mươi nghìn đồng
20000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Chùa Cầu ở Hội An
Chùa Cầu là một cây cầu cổ ở thành phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Cây cầu được xây dựng bởi thương nhân Nhật Bản vào thế kỷ 17. Theo truyền thuyết, ở dưới đáy biển có một con quái vật khổng lồ tên là Namazu, mỗi khi nó quẫy đuôi thì sẽ gây ra động đất và sóng thần. Người dân Hội An tin rằng Chùa Cầu được xây dựng như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không thể quẫy đuôi và gây ra thảm họa. Tượng chó và khỉ trên nóc Chùa Cầu được cho là có khả năng trấn giữ con Namazu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phú Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, nghĩa là “cây cầu này đón khách phương xa”.

50000 đồng
Năm mươi nghìn đồng
50000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Nghinh Lương Đình và Phu Văn Lâu, Huế
Nghinh Lương Đình được xây dựng vào thời Tự Đức 5 (1852) nằm bên bờ sông Hương, đối diện với Phu Văn Lâu. Tòa nhà được dùng làm nơi nghỉ ngơi và lên thuyền rồng du ngoạn của vua.
Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long. Nằm trên trục chính của kinh thành Huế, tòa nhà là nơi vua quan ngắm cảnh sông Hương và thành phố Huế và là nơi báo canh giờ trong ngày và phát lệnh cấm thành vào ban đêm.

100000 đồng
Một trăm nghìn đồng
100000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Khuê Văn Các
Khuê Văn Các là một trong năm cổng phân chia khu vực bên trong của Văn Miếu Quốc Tử Giám, được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Công trình mang nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam, gác được làm bằng gỗ với mái ngói cong, tầng hai có bốn mái che, được đỡ bởi tám cột trụ, tầng một có bốn cửa sổ hình vòm. Khuê Văn Các là một biểu tượng của truyền thống học tập và giáo dục của Việt Nam. Đây cũng là một điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngoài nước.

200000 đồng
Hai trăm nghìn đồng
200000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Hòn Đỉnh Hương 
Hòn Đỉnh Hương là một phiến đá có hình dáng như một lư hương khổng lồ đứng giữa biển như một vật tế thiêng dâng lên trời đất. 
Hòn Đỉnh Hương nằm ở khu vực phía Tây Nam của Vịnh Hạ Long. 
Vịnh Hạ Long là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ, hầu hết là đảo đá vôi.

500000 đồng
Năm trăm nghìn đồng
500000 đồng
Mặt trước: Hồ Chí Minh
Mặt sau: Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên
Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên thuộc khu di tích lịch sử Kim Liên, đây là nơi Hồ Chí Minh sống khi còn nhỏ. Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, cách thành phố Vinh khoảng 15 km. Hiện nay, nơi đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm của cả nước.

*Tỷ giá đồng Việt Nam sang đô la Mỹ

1000 đồng Việt Nam ~ 0,04 đô la Mỹ
2000 đồng Việt Nam ~ 0,08 đô la Mỹ
5000 đồng Việt Nam ~ 0,2 đô la Mỹ
10000 đồng Việt Nam ~ 0,4 đô la Mỹ
20000 đồng Việt Nam ~ 0,8 đô la Mỹ
50000 đồng Việt Nam ~ 2 đô la Mỹ
100000 đồng Việt Nam ~ 4 đô la Mỹ
200000 đồng Việt Nam ~ 8 đô la Mỹ
500000 đồng Việt Nam ~ 21 đô la Mỹ

Âm hưởng Việt Nam

Bài hát: Sounds of Vietnam
Một bản nhạc truyền thống rất đẹp của Việt Nam. Nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt (nhạc cụ truyền thống Việt Nam) và một số nhạc cụ khác.

Gió Đánh Đò Đưa

Bài hát: Gió Đánh Đò Đưa
Thể loại: Dân ca
Trình bày: Tạ Quang Thắng, Hồng Duyên

Cò Lả

Bài hát: Cò Lả
Thể loại: Dân ca
Trình bày: Yến Lê, Yanbi

Hào khí Việt Nam

Bài hát: Hào khí Việt Nam
Sáng tác: Vũ Quốc Thắng

Quê Tôi

Bài hát: Quê Tôi
Sáng tác: Hoàng Anh Minh 
Trình bày: Thùy Chi

Chiếc đèn ông sao

Bài hát: Chiếc Đèn Ông Sao
Sáng tác: Phạm Tuyên

Nhã Nhạc cung đình Huế

Bài hát: Nhã Nhạc cung đình Huế
Thể loại: Nhạc cung đình

Xin chào Việt Nam

Bài hát: Hello Vietnam
Sáng tác: Marc Lavoine

Đi học

Bài hát: Đi học
Sáng tác: Bùi Đình Thảo

Bèo dạt mây trôi

Bài hát: Bèo dạt mây trôi
Thể loại: Dân ca
Trình bày: Anh Khang, Tạ Quang Thắng

Tiền Trung Quốc

Tiền Trung Quốc có một lịch sử phát triển lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới, nó đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt quá trình tồn tại hàng thế kỷ. Đơn vị tiền tệ của Trung Quốc hiện nay được gọi tắt là Nhân dân tệ (CNY, RMB) có nghĩa là tiền của nhân dân, nó được giới thiệu vào năm 1948 do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành và được sử dụng làm phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở Trung Quốc.

Tên tiếng Trung: Nhân dân tệ
Tên nước ngoài: Renminbi, Chinese yuan
Viết tắt: CNY, RMB
Ký hiệu: ¥
Tổ chức phát hành: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Mã tiền tệ: CNY (IOS 4217)
Loại tiền tệ: Tiền xu, tiền giấy
Đợn vị tiền tệ: Tệ (Yuan 元) , giác (Jiao 角)
Mệnh giá quy đổi: 1 Yuan = 10 Jiao
Phát hành: năm 1948
Khu vực sử dụng: Trung Quốc

*Hình ảnh minh họa tiền Trung Quốc và ý nghĩa (hình ảnh chỉ mang tính chất tham khảo khống giống thật 100 %)

  • 1 Jiao (0.1 Nhân dân tệ)

Tiền xu:
1 Jiao tiền xu
Mặt trước in hình mệnh giá và chữ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Mặt sau in hình hoa lan và chữ Zhongguo Renmin Yinhang
Hoa Lan là một trong Tứ quân tử (Mai, Lan, Trúc, Cúc) trong văn hóa Trung Quốc, nó biểu tượng cho sự thanh lịch, may mắn và thịnh vượng. Trong cuộc sống hàng ngày hoa lan được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật, văn hóa, tôn giáo. Ngoài ra, hoa lan còn được sử dụng như là một phương pháp điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm ho, hen suyễn và sốt.

Tiền giấy:
1 Jiao
0.1 Nhân dân tệ
Mặt trước in hình 2 chàng trai người dân tộc Cao Sơn và Mãn Châu
Mặt sau in hình Quốc huy, hoa văn dân tộc

  • 2 Jiao (0.2 Nhân dân tệ)

2 Jiao
0.2 Nhân dân tệ
Mặt trước in hình 2 cô gái người dân tộc Bố Y và Bắc Triều Tiên
Mặt sau in hình Quốc huy, hoa văn dân tộc

  • 5 Jiao (0.5 Nhân dân tệ)

Tiền xu:
5 Jiao tiền xu
Mặt trước in hình mệnh giá và chữ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Mặt sau in hình hoa sen và chữ Zhongguo Renmin Yinhang
Hoa sen trong văn hóa Trung Quốc là biểu tượng của sự thuần khiết, giác ngộ và tái sinh, không chỉ đẹp và có hương thơm nó còn có khả năng thích ứng mạnh mẽ. Hoa sen có mối liên hệ chặt chẽ với Phật giáo, Phật giáo cho rằng hoa sen mọc từ bùn lại không bị anh hưởng bởi bùn khi mọc lên lại vô cùng đẹp và cho ra hạt vô cùng thơm ngon như Phật Bồ Tát trải qua bao cám dỗ xấu xa để tu thành chính quả. Hoa sen cũng được sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc, nơi rễ và hạt được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn. Củ sen có đặc tính chữa bệnh và thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị nhiều loại bệnh.

Tiền giấy:
5 Jiao
0.5 Nhân dân tệ
Mặt trước in hình 2 cô gái người dân tộc H'Mông và Choang
Mặt sau in hình Quốc huy, hoa văn dân tộc

Mệnh giá 1, 5, 10, 20, 50, 100 Nhân dân tệ tiền giấy, mặt trước đều in hình Mao Trạch Đông.
Mao Trạch Đông (26 tháng 12 năm 1893 - 9 tháng 9 năm 1976) quê ở tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc là một nhà cách mạng, nhà chiến lược quân sự và nhà thơ. Ông là người sáng lập ra Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 1945, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ năm 1949 đến cuối đời ông phục vụ với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

  • 1 Nhân dân tệ

Tiền xu:
1 Nhân dân tệ tiền xu
Mặt trước in hình mệnh giá và chữ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Mặt sau in hình hoa cúc và chữ Zhongguo Renmin Yinhang
Hoa cúc là một trong Tứ quân tử (Mai, Lan, Trúc, Cúc) trong văn hóa Trung Quốc, hoa cúc được coi là biểu tượng của sự trường thọ, cao quý và kiên trì, vì chúng có thể nở hoa ngay cả trong mùa thu lạnh giá và khắc nghiệt, trong thơ từ dùng hoa cúc để so sánh với những người có phẩm hạnh cao. Trong y học, hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, làm sạch gan, kháng khuẩn, chống khối u. Ngoài ra một số loại hoa cúc có thể dùng làm trà hoặc để nấu ăn.

Tiền giấy:
1 Nhân dân tệ
Mặt sau 1 Nhân dân tệ
Mặt sau in hình Tam Đàn Ấn Nguyệt
Tam Đàn Ấn Nguyệt là đảo lớn nhất trong Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, nó được được vinh danh là Đệ nhất danh lam thắng cảnh của Tây Hồ. Ba tháp đá trên hồ được tạo ra để đo mực nước và quan sát ranh giới giữa nước và bùn được bồi đắp. Vào đêm Trung thu, công nhân trong vườn sẽ đi thuyền đến ba tháp thắp một ngọn nến ở trung tâm của mỗi tháp, các lỗ tròn xung quanh tháp tỏa ra ánh sáng của nến, nhìn xa như mặt trăng, mỗi tháp đá có 5 lỗ, ba tháp đá tổng cộng có 15 mặt trăng và một mặt trăng trên bầu trời tạo thành một khung cảnh phản chiếu tuyệt đẹp.

  • 5 Nhân dân tệ

5 Nhân dân tệ
Mặt sau 5 Nhân dân tệ
Mặt sau in hình Thái Sơn
Thái Sơn hay còn gọi là Đông Nhạc là một trong số Ngũ Nhạc danh sơn của Trung Quốc, thuộc thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông với tổng diện tích là 2.42 ha, đỉnh núi chính là Ngọc Hoàng cao 1532,7 mét so với mực nước biển. Thái Sơn có cảnh quan hùng vĩ và tráng lệ, từ tần Thủy Hoàng đến đời nhà Thanh đã có 13 đời đế vương lần lượt lên núi Thái Sơn phong thiền hoặc cúng lễ. Năm 1987, Thai Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đầu tiên của Trung Quốc.

  • 10 Nhân dân tệ

10 Nhân dân tệ
Mặt sau 10 Nhân dân tệ
Mặt sau in hình Tam Hiệp (Trường Giang)
Tam Hiệp nằm trên dòng chính của sông Dương Tử có tổng chiều dài 193 km là tên gọi chỉ 3 hẻm núi Cù Đường hiệp, Vu hiệp, Tây Lăng hiệp, bắt đầu từ thành phố Trùng Khánh đến thành phố Nghi Xương. Tam Hiệp là một trong mười biểu tượng văn hóa hàng đầu của Trùng Khánh được Tổng cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc xếp hạng là khu danh lam thắng cảnh 5A (cấp cao nhất).

  • 20 Nhân dân tệ

20 Nhân dân tệ
Mặt sau 20 Nhân dân tệ
Mặt sau in hình Phong cảnh Quế Lâm
Phong cảnh Quế Lâm là tên gọi chung cho các địa điểm du lịch của thành phố Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây, một trong 10 danh lam thắng cảnh hàng đầu của Trung Quốc được xếp hạng khu du lịch cấp 5A quốc gia. Thành phố Quế Lâm là thành phố du lịch danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới và thành phố lịch sử - văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc, nơi đây là một trong những cái nôi của đồ gốm Trung Quốc, thành phố duy nhất trên thế giới có ba di tích gốm cổ vạn năm.

  • 50 Nhân dân tệ

50 Nhân dân tệ
Mặt sau 50 Nhân dân tệ
Mặt sau in hình Cung điện Potala
Cung điện Potala là một khu phức hợp cung điện quy mô lớn nằm ở Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Sau khi được xây dựng lại vào thế kỷ 17, nó đã trở thành trung tâm Chính trị và Giáo dục Tây Tạng, nơi cư trú của các thế hệ Đạt Lai Lạt Ma. Cung điện cao hơn 200 mét, gồm 13 tầng được xây dựng trên sườn núi, một khu vực rộng lớn của vách đá sừng sững, làm cho kiến trúc trở nên hùng vĩ. Năm 1994, Cung điện Potala được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

  • 100 Nhân dân tệ

100 Nhân dân tệ
Mặt sau 100 Nhân dân tệ
Mặt sau in hình Đại lễ đường Nhân dân
Đại lễ đường Nhân dân nằm ở phía tây của Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là nơi họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc và văn phòng của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, là nơi quan trọng để Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân tổ chức các sự kiện chính trị, cũng như nơi các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc tổ chức các sự kiện chính trị, ngoại giao và văn hóa.

*Tỷ giá tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam

  • 0.1 Nhân dân tệ ~ 340 Đồng
  • 0.2 Nhân dân tệ ~ 685 Đồng
  • 0.5 Nhân dân tệ ~ 1700 Đồng
  • 1 Nhân dân tệ ~ 3400 Đồng
  • 5 Nhân dân tệ ~ 17000 Đồng
  • 10 Nhân dân tệ ~ 34000 Đồng
  • 20 Nhân dân tệ ~ 68000 Đồng
  • 50 Nhân dân tệ ~ 170000 Đồng
  • 100 Nhân dân tệ ~ 340000 Đồng

Cách mở hộp thoại Run trong Windows

Hộp thoại Run là nơi giúp chúng ta truy cập vào các thành phần của hệ thống máy tính, mở các thư mục, tài liệu, ứng dụng.... bằng các lệnh tương ứng.
Run