Tổng hợp các ngày lễ trong năm ở Việt Nam

Các ngày lễ trong năm nhằm mục đích kỷ niệm một sự kiện đặc biệt hoặc truyền thống có ý nghĩa lịch sử, văn hóa hoặc tôn giáo, nó có thể được chỉ định bởi chính phủ, tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm hoặc tổ chức khác.
*Những ngày lễ được nghỉ

Tết Dương Lịch: Ngày 1 tháng 1 - nghỉ 1 ngày
Tết Dương Lịch hay gọi là Tết Tây là ngày đầu tiên trong năm

Tết Nguyên Đán: Ngày cuối tháng Chạp đến mùng 4 tháng Giêng (Âm lịch) - nghỉ 5 ngày
Ngày cuối tháng Chạp (tháng 12) năm âm lịch
Mùng 4 Tháng Giêng âm lịch (Tháng Giêng tháng thứ nhất của năm)

Giỗ Tổ Hùng Vương: Ngày 10 tháng 3 (Âm lịch) - nghỉ 1 ngày
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương

Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: Ngày 30 tháng 4 - nghỉ 1 ngày
Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Ngày Thống nhất

Ngày Quốc tế Lao Động: Ngày 1 tháng 5 - nghỉ 1 ngày
Kỷ niệm ngày của người lao động toàn thế giới

Ngày Quốc Khánh: Ngày 2 tháng 9 - nghỉ 2 ngày (ngày 2 tháng 9 và 1 ngày trước hoặc sau)
Ngày Quốc Khánh Việt Nam là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

*Những ngày lễ và ngày kỷ niệm khác

Dương Lịch

Ngày 9 tháng 1: Ngày Học sinh, Sinh viên Việt Nam
Ngày 3 tháng 2: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 14 tháng 2: Ngày lễ tình nhân (Valentine)
Ngày 27 tháng 2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Ngày 8 tháng 3: Ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày 20 tháng 3: Ngày Quốc tế Hạnh phúc
Ngày 22 tháng 3: Ngày Nước sạch Thế giới
Ngày 24 tháng 3: Ngày bánh mì Việt Nam
Ngày 26 tháng 3: Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Ngày 27 tháng 3: Ngày Thể thao Việt Nam
Ngày 28 tháng 3: Ngày thành lập lực lượng Dân quân tự vệ
Ngày 1 tháng 4: Ngày Cá tháng Tư
Ngày 18 tháng 4: Ngày Người khuyết tật Việt Nam
Ngày 21 tháng 4: Ngày Sách Việt Nam
Ngày 22 tháng 4: Ngày Trái đất
Ngày 7 tháng 5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 15 tháng 5: Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Ngày 19 tháng 5: Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 1 tháng 6: Ngày Quốc tế Thiếu nhi
Ngày 5 tháng 6: Ngày Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Ngày 28 tháng 6: Ngày Gia đình Việt Nam
Ngày 27 tháng 7: Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 9 tháng 8: Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam
Ngày 19 tháng 8: Ngày Cách mạng tháng Tám thành công
Ngày 7 tháng 9: Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam
Ngày 1 tháng 10: Ngày Quốc tế Người cao tuổi
Ngày 13 tháng 10: Ngày Doanh nhân Việt Nam
Ngày 14 tháng 10: Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
Ngày 20 tháng 10: Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam
Ngày 31 tháng 10: Ngày lễ Halloween
Ngày 19 tháng 11: Ngày Quốc Tế Nam Giới
Ngày 20 tháng 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 22 tháng 12: Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Ngày 25 tháng 12: Lễ Giáng Sinh
Ngày 29 tháng 12 hoặc 30 tháng 12: Lễ Tất Niên

Tháng 3 hoặc tháng 4: Lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo. Thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện chết và Phục sinh của Giê-su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá

Âm Lịch

Tết Nguyên Tiêu: Ngày 15 tháng 1
Ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành
Tết Hàn Thực: Ngày 3 tháng 3
Tết Hàn Thực người ta làm bánh trôi bánh chay để thế cho đồ lạnh để cúng gia tiên
Lễ Phật Đản: Ngày 15 tháng 4
Ngày kỷ niệm Đức Phật ra đời
Tết Đoan Ngọ: Ngày 5 tháng 5
Tại Việt Nam tết Đoan Ngọ còn được gọi là "tết giết sâu bọ". Đây là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng
Lễ Vu Lan: Ngày 15 tháng 7
Lễ Vu Lan còn gọi là Lễ Báo Hiếu gia đình chuẩn bị mâm cơm dâng lên bàn thờ Tổ tiên, dành tặng những lời chúc tốt đẹp cho ông bà, bố mẹ
Tết Trung Thu: Ngày 15 tháng 8
Tết Trung Thu vào Rằm tháng 8 là ngày tết của trẻ em. Vào ngày này trẻ em được tặng đồ chơi, được đi rước đèn ông sao, đeo mặt nạ, múa lân và được ăn bánh nướng bánh dẻo
Lễ cúng Ông Táo: Ngày 23 tháng 12
Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình
Tết Ngâu: Ngày 7 tháng 7 âm lịch
Tết Ngâu hay ngày Thất Tịch, ngày Ông Ngâu Bà Ngâu, theo văn hóa phương Đông. Ngày này hằng năm Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước
Tết Thanh Minh: Tháng 3 âm lịch
Tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4
Ngày này con cháu đi tảo mộ, đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy… rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.